Từ sơ sinh đến khi còn nhỏ, trẻ em sử dụng 05 giác quan của mình để khám phá và tìm hiểu về các sự vật ở thế giới xung quanh chúng.
Đây là một phần quan trọng trong việc phát triển thời thơ ấu, và tạo cơ hội cho trẻ em chủ động sử dụng giác quan của chúng khi chúng khám phá thế giới thông qua việc sử dụng các giác quan để ” học” thông qua hoạt động “chơi”. Đây là một phần rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ từ nhỏ.
Học hỏi qua các giác quan đến một cách tự nhiên đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể xem xét các kỹ năng mà con mình học được thông qua việc học bằng các giác quan để xây dựng sự hiểu biết về các vật thể, không gian, con người và tương tác từ đơn giản đến phức tạp.
Là người lớn, các giác quan của chúng ta cung cấp cho chúng ta thông tin quan trọng mà chúng ta sử dụng để thông báo cho việc ra hàng ngàn quyết định mỗi ngày. Nhưng chúng ta lại không để ý hoặc không nhận ra nó. Với trẻ nhỏ, đó là những điều cực kỳ quan trọng để giúp trẻ phát triển các năng lực ngay khi còn nhỏ.
Học thông quan các giác quan là như thế nào?
Chọn một thứ và cảm nhận kết cấu của nó là những gì mọi người thường dùng cảm tính của mình đầu tiên. Nhưng sự thật nó còn liên quan nhiều hơn.
Những trò chơi đều có lợi cho bé gồm bất kỳ hoạt động nào kích thích cảm giác của trẻ nhỏ về cảm ứng, khứu giác, vị giác, thị giác và thính giác, cũng như bất kỳ thứ gì tham gia chuyển động và cân bằng.
Học thông qua các giác quan chỉ thực sự bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của riêng trẻ. Vì vậy cần tạo một môi trường học tập để trẻ hứng thú và khám phá.
Các lớp học cần có các học cụ đa dạng, bắt mắt, phòng học được trang trí chuyên nghiệp, tài liệu hướng dẫn được in màu….Khi đó giáo viên chỉ là người quan sát và hỗ trợ trẻ khi cần.
Hoạt động “Chơi ” cho trẻ em tuổi mầm non khá đơn giản bằng việc tạo ra môi trường chơi có thể kích thích trẻ bằng việc chơi với đồ chơi lắp ghép hoặc chơi với nhạc cụ và nghe những giai điệu qua các nhạc cụ. Một cách đơn giản nhất để giúp trẻ em sử dụng các giác quan của chúng vào việc học là chơi bên ngoài với thiên nhiên, đầy màu sắc, chuyển động, kết cấu, âm thanh và mùi vị ….
Những lợi ích của “Học” và “Chơi” mang lại.
Các hoạt động học và chơi thông quan các giác quan tạo được sự vui vẻ và thích thú cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khuyến khích trẻ khám phá và điều tra. Hơn nữa, các hoạt động này hỗ trợ trẻ em sử dụng ‘Phương pháp khoa học’ quan sát, hình thành một giả thuyết, thử nghiệm và đưa ra kết luận.
Các hoạt động học “Chơi” cũng cho phép trẻ cung cấp thêm các thông tin giác quan khác nhau, giúp bộ não của chúng tạo ra các kết nối mạnh mẽ hơn với thông tin mà chúng lĩnh hội được bao gồm cả thông tin hữu ích và các thông tin bị trẻ lọc bỏ ra.
Ví dụ, một đứa trẻ có thể cảm thấy khó chơi với những đứa trẻ khác khi có quá nhiều thứ xảy ra trong môi trường của chúng với những tiếng ồn hoặc xung đột. Nhưng một đứa trẻ sẽ cảm thấy hào hứng, thích thú chơi cùng bạn bè khi chúng có một môi trường đủ hấp dẫn và thỏa sức sáng tạo, khám phá. Chắc chắn trẻ sẽ không bao giờ có cảm giác chán khi chơi, từ đó các năng lực của trẻ sẽ được hình thành
Việc sử dụng phương pháp chơi mà học có thể giúp trẻ giúp trẻ xây dựng các kết nối thần kinh trong não, khuyến khích sự phát triển của kỹ năng vận động, hỗ trợ phát triển ngôn ngữ, khuyến khích “tư duy khoa học” và giải quyết vấn đề ngay từ khi con nhỏ.
Phương pháp chơi mà học thông qua mô hình học thông qua trải nghiệm, mô hình giáo dục STEAM tích hợp đang được áp dụng trên rất nhiều nước có nền giáo dục phát triển đặc biệt là Mỹ. Ở Việt Nam – Giáo dục thông qua trải nghiệm nhằm phát triển năng lực của học sinh đang là một nhu cầu tất yếu, một xu hướng mới về giáo dục tạo cho trẻ phát triển toàn diện và một môi trường phát triển sớm.